top of page

PART 2: THỰC THI KẾ HOẠCH

Thực Thi Kế Hoạch

Cho dù kế hoạch được lập ra hoàn hảo đến đâu, nhưng nếu không thực thi, nó chỉ là đống giấy lộn mà thôi.

Rất nhiều người luôn phức tạp hóa việc thực thi kế hoạch, nhưng kỳ thực việc này rất đơn giả. Giả sử bạn ghi trong cuốn sổ kế hoạch “Tám giờ sáng thứ hai, đọc bài trong tạp chí The Economist”, vậy việc duy nhất bản phải làm vào tám giờ sáng chính là mở cuốn tạp chí The Economist ra, chọn lấy hai bài và bắt đầu đọc, chỉ đơn giản thế thôi.

Bản thân việc thực thi kế hoạch không hề khó khăn, chẳng nhẽ người ta phải trải qua quá trinhg giày vò trước khi làm việc đó sao. Chỉ cần có thể khắc phục chướng ngại về tâm lý, những việc liên quan đến thực thi sẽ rất dễ giải quyết. Một sự khởi đầu tốt đã được coi thành công một nửa, đa số mọi người đều sợ, hoặc lười bắt đầu vì một nguyên nhân tâm lý nào đó. Vì thế, sợ hãi và lười biếng trở thành kẻ thù cản trở mọi người thực thi kế hoạch. Điều không may là, sự sợ hãi và lười biếng hầu như là điểm chung, bẩm sinh của toàn nhân loại, dù bạn nỗ lực đến đâu, cũng chẳng thể chữa khỏi căn bệnh đó. Đó là những kẻ cứng đầu, xuất hiện lúc mình yếu, lúc ẩn lúc hiện trong cuộc sống mỗi người – nếu bạn kiên cường đối đầu, chúng có thể lẩn trốn vài ngày, nhưng sẽ tiếp tục quay trở lại và thị uy trước bạn. Mọi người vốn có tâm lý sợ hãi và lười biếng, nhưng tại sao có người thanh công, còn những người khác lại thất bại? Tôi cảm thấy cái giỏi của người thành công không nằm ở việc họ chưa từng sợ hãi hoặc lười biếng, mà vì tính kỷ luật và khả năng tiết chế của họ luôn chiến thắng tất cả, năng lượng tích cực đã vượt qua sự tiêu cực.

Con đường duy nhất để đối phó với nỗi sợ hãi và lười biếng của chính tôi là, khuếch đại vô hạn cuộc sống tươi đẹp sau khi hoàn thành kế hoạch, đồng thời bôi đen tận cùng kết cục thê thảm khi không hoàn thành nó. Trên thực tế, mỗi khi cắt đứt đường lui của bản thân, tôi sẽ nhận ra nếu không hoàn thành những việc trước mắt, mình sẽ trở nên cực kỳ bi thảm, hai kẻ thù không đội trời chung này liền tự động biến mất, bởi vì đối với tôi, chẳng điều gì khiến tôi lạnh xương sống hơn cảm giác áy náy và thất bại. Điều cần chú ý là, con người ta rất dễ ham cái lợi trước mắt khi sống trong áp lực, trông thấy lịch làm việc dày đặc, càng khiến họ làm qua loa đại khái. Rõ ràng cách làm này rất ngu xuẩn. Vì thế, mỗi khi lên kế hoạch cho một nhiệm vụ nào đó, tôi luôn tự vấn bản thân: Liệu mình có hoàn thành nhiệm vụ này một cách thành thực, hoàn chỉnh và có chất lượng hay không? Nếu thấy bản thân không thể trả lời chân thành về vấn đề này, xin bạn hãy thực hiện lại nhiệm vụ đó một lần nữa. Cuộc đời chỉ sống một lần, nếu cứ lừa gạt nhau như thế phỏng có ích gì, bởi không gì lãng phí cuộc sống hơn việc lừa mình dối người. Cuốn Sổ Kế Hoạch Cuộc Đời Ngoài cuộc sống thường nhật ra, đời người cần mục tiêu và hoạch định. Khi có mục tiêu rõ ràng, chúng ta mới không bị mất phương hướng trong biển đời mênh mông. Mặc dù đó là bản hoạch định lớn nhất trong đời mỗi chúng ta, nhưng các bước thực hiện lại y hệt như phần trước. Tôi lấy ví dụ. Mục tiêu: Bạn muốn trở thành người như thế nào, những việc phải hoàn thành và trải qua trong cuộc sống ra sao; Thời gian: một đời; Mục tiêu nhỏ: Liệt kê từng việc bạn định làm. Sau đó chia khoảng thời gian của cả đời cho những việc trên.

Có một thủ thuật nhỏ khi hoạch định cuộc đời, gọi là phương pháp nghịch suy (backward mapping). Viết lên một tờ giấy mục tiêu cao nhất của trong đời, sau đó lần lượt viết xuống phía dưới những mục tiêu nhỏ hơn nhằm hoàn thành được mục tiêu cao nhất.

Lấy mục tiêu nghề nghiệp của tôi làm ví dụ. Mong ước lớn nhất trong đời tôi chính là mở một phòng tư vấn tâm lý cá nhân. Sử dụng phương pháp nghịch suy sẽ vẽ được sơ đồ thực hiện mục tiêu sau (Ảnh bên dưới) Thông qua sơ đồ trên, tôi có thể thấy rõ, để đạt được mục tiêu cao nhất, mình cần phải nỗ lực thế nào trong từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Nhiều người luôn hỏi tôi động lực tiến lên phía trước là gì. Sơ đồ đó chính là động lực của tôi. Mỗi giai đoạn trong cuộc đời, tôi đều có thể vẽ một sơ đồ như thế, nhằm dẫn mình hướng về phía trước. Sau năm năm ở Mỹ, tôi đã lấy được giấy phép làm việc trong ngành Công tác xã hội lâm sàng cấp cao (LCSW), chỉ cần tích lũy thêm một ít kinh nghiệm làm việc lâm sàng nữa, tôi tin chắc nội trong vài năm, mình có thể tự mở được một phòng tư vấn tâm lý cá nhân. Đến lúc ấy, biết đâu tôi lại có thể tìm được một mục tiêu nghề nghiệp cao hơn. Phương pháp nghịch suy này thích hợp cho mọi mục tiêu, chỉ cần tìm ra mục tiêu, đồng thời vững bước trên con đường đã chọn, ai cũng có tiềm lực để thực hiện giấc mơ của bản thân. Mơ ước, chỉ có ý nghĩa khi ta thực hiện nó, nếu không sẽ mãi là một giấc mộng giữ ban ngày. Đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ việc gì trên con đường thành công của bạn, chính bởi những việc nhỏ bé ấy, từng bước tiến lên, bạn mới có thể đi đến đích cuối cùng. Hãy làm tốt những việc bình thường, sống thật ý nghĩa mỗi ngày. Tương lai đều đén từ mỗi một ngày bình thường như hôm nay. Theo tác giả Vương Quyên - Du học trên đất Mỹ Sưu tầm và chỉnh sửa: Tee Lê - Admin page Sách còn hơn một tri thức


bottom of page